Chân răng bị hở hay còn gọi là tụt lợi chân răng được coi là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, có thể dẫn đến mất răng hoàn toàn nếu không điều trị kịp thời. Hãy tham khảo có nên bọc răng sứ không một số thông tin về bệnh lý này qua bài viết sau.
Hiện tượng chân răng bị hở |
Chân răng bị hở là tình trạng phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng phía sâu bên dưới, làm hở phần chân. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một vài răng, ở một hàm hoặc cả hai hàm trên dưới, kèm theo đó là các biểu hiện như chảy máu lợi, sưng lợi,…
Nguyên nhân gây hở chân răng có thể kể đến 3 nguyên nhân cơ bản sau:
- Chải răng quá mạnh: việc chải răng quá mạnh làm men răng bị mòn và cement chân răng dẫn đến hiện tượng chân răng bị hở. Nếu tổ chức của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì không bị buốt răng vì răng có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng.
- Do bệnh lý: một số bệnh lý như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu,…khiến lợi bị tổn thường. Khi phần lợi bị tổn thương, chảy máu chân răng và sưng tấy do vi khuẩnt xâm nhập, thậm chí các tổ chức xung quanh răng bị tác động sẽ khiến phần lợi bị tụt xuống, làm chân răng bị dài ra.
- Do sang chấn: các sang chấn khớp cắn là yếu tố làm cho tình trạng co lợi nghiêm trọng hơn, kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ, Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm hay sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi. Đây là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị chỉnh nha.
Khi chân răng bị hở, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm như:
- Răng bị dài ra nhiều hơn, các kẽ răng xuất hiện và thức ăn dắt vào bên trong, nhất là vùng răng cửa gây mất thẩm mỹ.
- Ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu chân răng bị hở sẽ không còn lợi để che phủ chân răng và cổ răng. Ê buốt răng khi ăn nhai sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
- Nếu tụt lợi kèm viêm chân răng sẽ làm răng bị lung lay và dẫn đến mất răng.
Cách khắc phục chân răng bị hở hiệu quả
Tùy thèo mức độ và tình trạng chân răng bị hở như thế nào mà bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
Khắc phục tại nhà
Những cách điều trị tại nhà chỉ áp dụng khi bệnh mới chớm hoặc phần lợi tụt chưa xuống quá sâu. Một số mẹo dân gian hiệu quả bạn có thể áp dụng như:
- Trà xanh: súc miệng bằng nước lá trà xanh hàng ngày, đặc biệt là vào buổi tối cho đến khi phần lợi bình thường trở lại.
- Dầu mè: đun ấm dầu mè, sau đó nhứng bàn chải vào và đánh lên răng nhẹ nhàng. Tiếp túc ngậm dầu mè trong miệng khoảng vài phút, có thể làm động tác súc miệng và đánh răng lại như bình thường.
- Nha đam: dùng phần gel nah đam bôi lên vùng chân răng bị hở trong 5 phút, sau đó súc kiệng lại thật sạch bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng.
Điều trị chân răng bị hở nhẹ tại nhà |
Khi chân răng bị hở nặng, phần lợi bị tụt quá sâu, bạn nên đến nha khoa để điều trị triệt để. Bác sĩ sẽ thực hiện ghép các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng.
Phẫu thuật ghép vạc niêm mạc ở vùng răng kế cận, không bắt buộc phải có vật liệu cấy ghép. Quy trình thực hiện không phức tạp, chỉ cần bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín là được.
Tg: Ngavvt