Răng sâu bị gãy có khắc phục được không? Không chỉ làm giảm sút chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến nét thẩm mỹ của khuôn mặt. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này không?

Các trường hợp răng sâu bị gãy

Răng sâu gãy nhẹ, không tổn thương mô răng: Đây là trường hợp răng bị gãy nhẹ nhất. Thường thì, tình trạng này được xác định là không ảnh hưởng sâu vào tủy, cấu trúc răng bị xâm lấn ít. Đây cũng là trường hợp mà việc phục hình được thực hiện đơn giản và nhanh chóng nhất.

Răng sâu bị gãy còn chân răng có trồng được không*

Răng sâu gãy nhưng mô răng còn lại khá nhiều: Đây là trường hợp mà phần chân răng còn lại vẫn có khả năng hoạt động ổn định. Tủy răng có thể đã bị hư hại, tuy nhiên không nhất thiết phải nhổ bỏ răng hỏng.

Răng sâu bị gãy khiến cấu trúc răng hư hại nặng: Trường hợp này răng gần như đã không còn khả năng thực hiện chức năng ăn nhai cơ bản, đồng thời phát sinh bệnh lý do vi khuẩn có điều kiện phát triển. Thực tế, đối với những chiếc răng gặp phải tình trạng này, khả năng bảo tồn không cao và biện pháp hữu hiệu nhất chính là nhổ bỏ.

Cách khắc phục răng sâu bị gãy

Răng sâu bị gãy có thể phục hồi bằng những phương pháp nha khoa. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào tình trạng răng mới đưa ra quyết định điều trị hay không?

Hàn trám răng

Được áp dụng cho những trường hợp răng chỉ còn gốc nhưng chắc khỏe và phần thân không bị tổn hại quá nhiều. Tuy nhiên, biện pháp này không được sử dụng nhiều, bởi vì miếng trám sẽ dễ bị bong tróc vì phần gốc của răng thật không còn nhiều.

Bọc răng sứ

Có thể áp dụng phương pháp này nếu gốc vẫn còn chắc khỏe, cấu trúc của răng chưa bị phá vỡ quá nửa, có đủ điều kiện mài thành cùi răng để gắn mão sứ lên trên.

Làm cầu răng sứ

Nếu chân răng còn quá ít không đủ điều kiện bọc sứ nhưng vẫn chắc khỏe, biện pháp làm cầu răng được chỉ định. Bác sĩ tiến hành mài cùi 2 răng ở 2 bên để làm trụ, sau đó tạo ra một nhịp 3 thân răng giả liên tiếp rồi chụp lên trên cả 3 chiếc răng.

Răng sâu bị gãy sau khi phục hình*

Nhổ răng

Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ gốc răng nếu răng bị tổn thương quá nghiêm trọng, khi các biện pháp trên không thể áp dụng hiệu quả, việc nhổ bỏ chiếc răng đó có thể sẽ giúp cung hàm hoạt động ổn định hơn. Sau một thời gian đợi vết thương lành hẳn, người bệnh có thể tiến hành trồng răng giả thay thế.

Răng sâu bị gãy có trồng lại được không?

Cấy ghép implant đối với trường hợp răng sâu bị gãy còn chân răng thì bắt buộc bác sĩ phải tiến hành nhổ phần chân răng còn lại và cấy một trụ kim loại vào vị trí nhổ chân răng, sau đó phục hình răng sứ lên trên trụ implant.

Trồng răng bằng cấy ghép implant được nhận xem là giải pháp trồng răng được nhiều người áp dụng hiện nay cho trường hợp răng bị gãy với tuổi thọ lâu dài. Răng được phục hồi lại chức năng ăn nhai không khác gì răng thật mà vẫn đạt được tính thẩm mỹ cao.

Phương pháp này có ưu điểm là phục hồi đầy đủ cả thân răng và chân răng mà không gây ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh. Có thể ngăn chặn được quá trình tiêu xương mà các phương pháp phục hình khác không thể làm được.
 
Top