Niềng răng mắc cài mặt trong là phương pháp chỉnh nha có hệ thống mắc cài thiết lập bên trong hàm răng. Với sự khác biệt này liệu niềng răng mắc cài có ưu nhược điểm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng này.
Vì sao nên niềng răng mặt trong?
Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi là phương pháp chỉnh nha “giấu” mắc cài vào bên trong, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp. Một số trường hợp không thể áp dụng niềng răng mắc cài kim loại mặt trong như bị bệnh lý về máu, máu khó đông, bọc răng sứ quá nhiều.
Niềng răng vốn là phương pháp chỉnh nha khắc phục những trường hợp răng bị hô, móm, thừa, lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng mắc cài mặt trong hay niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha truyền thống, sử dụng khí cụ mắc cài dán vào mặt răng, dây cung gắng trên mắc cài tạo lực siết giúp răng di chuyển.
Quy trình niềng răng mặt trong thế nào?
Với việc áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quá trình chỉnh nha, niềng răng mặt trong được thực hiện theo quy trình chuẩn với các thao tác tuân thủ đúng yêu cầu nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Quy trình niềng răng mặt trong được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra tình trạng răng miệng của khách hàng.
Bước 2: Thông qua kết quả kiểm tra được để phân tích và lên kế hoạch điều trị.
Bước 3: Lấy dấu răng, khuôn hàm và tiến hàng thiết kế mắc cài. Đây là thao tác quan trọng, đòi hỏi độ chuẩn xác cao. Vì vậy, các bác sĩ kết hợp thực hiện với các chuyên viên thiết kế nha khoa.
Bước 4: Vệ sinh răng miệng thật sạch cho khách hàng, đồng thời gây tê để giảm thiểu cảm giác ê buốt trong quá trình đeo mắc cài.
Bước 5: Thực hiện đeo mắc cài và hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng cũng như vệ sinh mắc cài tại nhà.