Niềng răng đã trở thành phương pháp hiệu quả nhất giúp mọi người khắc phục các vấn đề về răng như răng móm, răng hô vẩu…Để niềng răng, BS sẽ gắn khí cụ mắc cài lên răng để điều chỉnh răng đến vị trí mong muốn. Các khí cụ mắc cài đóng vai trò quan trọng giúp cho việc niềng răng đạt hiệu quả. Cùng nhau tìm hiểu cấu tạo của khí cụ mắc cài gồm những bộ phận nào bạn nhé. 

---Xem thêm: Thế nào là implant nha khoa?

Niềng răng sử dụng khí cụ mắc cài là phương pháp niềng răng phổ biến khác với niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ niềng răng sử dụng khí cụ phù hợp với nhiều lứa tuổi. Khi niềng răng mắc cài, bạn có thể lựa chọn một trong số rất nhiều loại mắc cài được thiết kế bởi những chất liệu khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm, tình trạng và yêu cầu của từng bệnh nhân như mắc cài inox, mắc cài sứ sứ truyền thống, mắc cài sứ tự động, mắc cài sứ mặt trong…Các bộ phận quan trọng của khí cụ mắc cài bao gồm : thun, hook, dây cung, khâu… Ngoài các yếu tố chính này, khí cụ mắc cài còn gồm nhiều bộ phận nhỏ và liên kết mật thiết với nhau để tạo nên hệ thống mắc cài vững chắc.


Cấu tạo của khí cụ mắc cài

Dây thun.

Dây thun là bộ phận được gắn trên hook, tạo sự liên kết giữa hai hàm với nhau. Phần thun có thể tháo lắp theo hướng dẫn của Bs tại nhà.

Hook.

Là một bộ phận được thiết kế để gắn thun vào, hook thường được gắn chắc chắn ở vùng răng nanh hoặc răng cối

Dây cung chỉnh nha.

Dây cung chỉnh nha thường có tác dụng tạo nên lực để trực tiếp di chuyển răng lệch lạc theo những định hướng của mắc cài. Tùy vào lựa chọn của bạn mà có nhiều loại dây cung khác nhau như dây tròn, vuông, kích cỡ cũng khác nhau và được làm bằng chất liệu không gỉ. Dây cung sẽ được thay đổi theo thời kỳ trong suốt quá trình chỉnh nha.

Minivis.

Minivis là thiết bị giúp kiểm soát lực chính xác và dễ dàng hơn được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị hô, móm. Minivis giúp di chuyển khối răng từ phía trước dịch chuyển ra sau, làm cho khớp cắn của bệnh nhân đồng đều hơn.


Ngoài những bộ phận trên, khí cụ mắc cài còn có bộ phận gọi là thun tách kẽ. Bộ phận này được sử dụng khi bệnh nhân đã đeo khí cụ mắc cài được 1 tuần nhằm tách kẽ khoảng cách giữa hai răng với nhau, tránh tình trạng răng khít gây ra hiện tượng xô đẩy, chen lấn.

Trong quá trình niềng răng, bạn còn được sử dụng những thiết bị hỗ trợ nhỏ không thể gọi tên cụ thể khác để giúp quá trình niềng răng diễn ra an toàn hiệu quả. Hãy đến cơ sở nha khoa có uy tín, BS chuyên nghiệp để được thăm khám và tư vấn.


Bài viết được trích nguồn từ: http://chiphiniengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
TG: ngavvt
 
Top