Trám răng là phương pháp được thực hiện để khắc phục răng hư hỏng, răng sâu, nứt nẻ hay gãy vỡ nhằm phục hình phục nguyên trạng ban đầu của răng. Đồng thời đây là giải pháp giúp bảo vệ răng khỏi bệnh lý nguy hại, phòng ngừa mất răng. Vấn đề bọc răng toàn sứ bao nhiêu tiền ai cũng nên tìm hiểu.
Khi nào nên thực hiện trám răng?
Để biết khi nào thì răng cần phải trám, bạn cần biết xác định trám răng để làm gì. Trám răng vì mục đích bảo vệ răng hư tổn hay muốn khắc phục thẩm mỹ cho răng. Có thể chia ra một số trường hợp nên đi trám răng như sau:
Các trường hợp nên áp dụng trám răng* |
Sâu răng
Răng sâu hình thành các lỗ sâu gây đau nhức, ăn uống khó khăn và có nguy cơ viêm nhiễm tới tủy răng. Trám răng giúp hỗ trợ điều trị sâu răng, bảo vệ răng tránh khỏi vi khuẩn tấn công sâu vào buồng tủy và giúp phục hồi hình thể của răng. Việc điều trị răng sâu bằng hàn trám sớm giúp ngăn chặn sâu răng phá hủy mô răng nhiều hơn, hết đau nhức và giúp bảo tồn răng.
Mòn cổ răng
Mòn cổ răng có thể do nguyên nhân chải răng sai cách, tụt nướu, viêm nha chu, làm lộ ngà răng gây ra cảm giác ê buốt khi ăn uống đồ nóng, lạnh... cũng là trường hợp cần phải trám răng để bảo vệ. Phương pháp này giúp phục hồi lại phần men răng đã bị mài mòn đi, giúp răng không bị nhạy cảm, bị ê buốt khi ăn uống, đồng thời phục hình thẩm mỹ cho răng.
Răng bị chấn thương
Vì một lý do nào đó, răng bị sứt mẻ, vỡ không còn hình dạng như ban đầu, khi đó bạn nên phục hình thẩm mỹ cho răng. Việc trám răng trong trường hợp này không chỉ giúp đem lại thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa tình trạng mô răng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng hoặc lộ ngà răng khiến răng nhạy cảm, bị ê buốt răng khi ăn uống. Phương pháp niềng răng chỉnh hô có đau không
Cải thiện thẩm mỹ và hoàn thiện chức năng nhai* |
Răng xấu do bẩm sinh
Răng ngắn, răng bé không hài hòa với các răng khác, răng bị thưa hở, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả hàm. Khi đó, trám răng giúp khắc phục khuyết điểm của răng một cách nhanh chóng, đem lại thẩm mỹ hiệu quả.
Răng bị xỉn màu không đẹp
Thông thường răng xỉn màu do nhiễm kháng sinh không thể tấy trắng được bằng các phương pháp tẩy trắng răng thông thường, trám răng giúp phủ một lớp ra bên ngoài, che đi phần men răng không đẹp.
Quy trình thực hiện trám răng theo quy chuẩn quốc tế
Tại trung tâm nha khoa Đăng Lưu, trám răng được tiến hành trong điều kiện vô trùng, thông qua các bước sau đây:
Thăm khám, làm sạch các vết hư hỏng trên răng* |
Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên bác sĩ tiến hành thăm khám xác định tình trạng răng. Trên cơ sở đó tư vấn cho bạn chi tiết về các bước hàn răng cũng như lựa chọn vật liệu trám phù hợp.
Làm sạch răng cần trám
Răng cần được loại bỏ phần răng đã bị phân rã. Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang, bác sĩ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quy trình trám răng làm thủ thuật không đau, giúp cho bệnh nhân thoải mái nhất.
Dụng cụ chuyên dụng được sử dụng nhằm loại bỏ các vôi răng, các mô răng bệnh mà không phạm đến mô răng lành.
Cách ly răng cần trám
Răng cần trám được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đê cao su. Đây là bước rất quan trọng trong các bước hàn răng bởi vật liệu trám nếu tiếp xúc với nước trong khi đổ vào khoang răng cản trở các cơ chế liên kết.
Tiến hành hàn trám răng
Với dụng cụ chuyên dụng, trong các bước hàn răng nên chọn những vật liệu như composite hoặc amalgam được đổ đầy vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị hỏng đã được làm sạch.
Hiện nay, có nhiều chất liệu trám răng để bạn lựa chọn* |
Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu laser dần đông cứng lại trong khoảng 40s thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Chỉnh sửa lại vết trám
Nha sĩ thực hiện chỉnh sửa lại vết trám trong quy trình trám răng và loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại để tạo hình chuẩn xác nhất. Kiểm tra khớp cắn, điều chỉnh giúp cho bệnh nhân có cảm giác ăn nhai tự nhiên nhất mà không bị cộm cấn khó chịu.