Kích thước và chất lượng xương hàm là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của một ca cấy ghép implant. Xương hàm phải đạt đủ tiêu chuẩn thì ca cấy ghép mới tiến hành thuận lợi. Nhưng như vậy không có nghĩa xương bạn không đạt tiêu chuẩn thì không thể cấy ghép implant. Kỹ thuật hiện đại đã cho phép bạn có thể ghép xương vào xương không đạt chuẩn để cải thiện chất lượng xương cho cấy ghép implant. Vậy khi nào cần ghép xương khi cấy ghép implant?

---Thông tin bên lề: niềng răng hô hàm trên

Thế nào là xương đạt chuẩn để cấy ghép implant?
Xương đạt chuẩn để cấy ghép implant là xương đảm bảo về cả 2 tiêu chí là số lượng và chất lượng xương.

– Số lượng xương hàm: Xương hàm tại vị trí cấy ghép implant phải có độ dài và độ rộng lớn hơn độ dài và độ rộng của trụ implant. Thông thường một trụ Implant sẽ có chiều dài tối thiểu là 6,0 mm, đường kính nhỏ nhất là 3,0mm.

Khi nào cần ghép xương khi thực hiện cấy ghép implant?
Xương ghép vào sẽ tạo không gian cho xương tự phát triển

– Chất lượng xương hàm: Trong nha khoa, người ta sử dụng chỉ số HU (Hounsfield) để đánh giá độ cứng chắc của xương. Để cấy ghép Implant, xương hàm phải có chỉ số HU vào khoảng từ 350 – 1250 HU.

Khi nào cần ghép xương khi cấy ghép implant?

Khi xương không đạt tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng bạn phải cấy ghép xương trước khi cấy ghép implant

Cũng như bọc răng sứ cho răng khấp khểnh, mỗi trường hợp mất răng có kỹ thuật phục hình implant khác nhau. Bạn sẽ được chỉ định ghép xương khi cấy ghép implant nếu như xương hàm của bạn bị tiêu quá nhiều, không đủ dày hoặc quá mềm. Khi xương hàm của bạn không đạt tiêu chuẩn như thế này thì việc cấy ghép xương là vô cùng cần thiết bởi chúng sẽ không đủ khả năng nâng đỡ răng implant trước tác động của lực nhai dẫn đến việc cấy ghép bị thất bại do răng bị đào thải.

Kỹ thuật ghép xương nhân tạo
Có hai kỹ thuật ghép xương nhân tạo được thực hiện khi cấy ghép implant là ghép xương tự thân và ghép xương nhân tạo.

– Ghép xương tự thân: Kỹ thuật này sử dùng xương của chính bệnh nhân được lấy từ một phần xương cằm, xương góc hàm hoặc xương chậu. Kỹ thuật này được chứng nhận là có tỉ lệ thành công rất cao.

– Ghép xương nhân tạo: Kỹ thuật này sẽ dụng xương nhân tạo để cấy ghép vào khoảng thiếu xương. Xương nhân tạo này có vai trò tạo khoảng trống cho xương tự phát triển. Cứ mỗi tháng xương nhân tạo sẽ tự phát triển thêm 1mm, và khoảng 6 tháng thì xương sẽ đạt đủ chuẩn cho việc cấy ghép implant.

Hai kỹ thuật này đều cho kết quả tốt. Các bác sĩ đánh giá sau khi ghép xương sức khỏe của bệnh nhân hồi phục nhanh, không xảy ra biến chứng khi điều trị, xương ghép tích hợp tốt tạo điều kiện cho ca điều trị hoàn thành đúng hạn, răng implant sau khi cấy ghép vẫn ổn định và đúng vị trí như khi cấy vào xương bình thường.

Nếu so với các kỹ thuật phục hình răng mất như lắp cầu răng hay hàm giả tháo lắp, cấy ghép implant vẫn là phương pháp có nhiều ưu thế hơn. Mặc dù phải chịu một mức giá khá cao do phải ghép xương nhưng kết quả sau điều trị lại tốt hơn hẳn, xương không tiếp tục bị tiêu từ đó bảo tồn được đường nét khuôn mặt, sức khỏe của toàn bộ hệ thống răng miệng.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top